Cách Xem Card Màn Hình Mạnh Hay Yếu Trong Windows PC

Bạn muốn xem cấu hình đồ họa của máy tính nhưng không biết cách xem card màn hình mạnh hay yếu như thế nào? Bạn ngại việc phải tải thêm phần mềm để kiểm tra vì tốn thời gian và dễ bị dính virus? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết ngày hôm nay chia sẻ 3 cách kiểm tra card màn hình thực hiện ngay trên máy tính nhé.

Cách Xem Card Màn Hình Trên Máy Tính

Cách 1: Kiểm Tra Card Màn Hình Qua Task Manager

( Cách này áp dụng xem card màn hình laptop và xem hoặc kiểm tra card màn hình pc đề được )

Bước 1: Để xem card màn hình win 10 bạn Mở Task Manager bằng tổ hợp phím (Ctrl + Shift + Esc).

Bước 2: Trong tab Performance, bạn sẽ thấy tên (ví dụ: “NVIDIA GeForce GTX 1080 TI”) của mỗi GPU cho máy tính của bạn. (xem ảnh chụp màn hình bên dưới)

cách xem card màn hình mạnh hay yếu
Hộp thoại Task Manager

Trong phần kiểm tra này bạn sẽ thấy được máy tính của bạn có Card màn hình rời hay là Onboard tùy theo mức độ sử dụng cho công việc của mình rồi bạn xem thông tin ở phần trên Cách xem card màn hình mạnh hay yếu để kiểm tra bạn nhé.

Cách 2: Kiểm Tra Card Màn Hình Trong Cấu Hình Hệ Thống

Bước 1: Nhấn các phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập lệnh “msinfo32″ vào Run và nhấp / nhấn vào OK để mở Thông tin hệ thống.

cach xem card man hinh manh hay yeu

Bước 2: Trong System Summary trong khung bên trái, nhấp / nhấn vào Components và Display. (xem ảnh chụp màn hình bên dưới)

Bước 3: Trong khung bên phải của Màn hình , bạn sẽ thấy tên (ví dụ: “NVIDIA GeForce GTX 1080 TI”) của mỗi GPU PC của bạn.

➟ Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy tính xách tay Đào tạo, Tổ Chức Sự Kiện Hội Nghị

 

kiểm tra card màn hình
Hộp thoại System Summary

Cách 3: Kiểm Tra Card Màn Hình Bằng DirectX Diagnostic Tool

Bước 1: Nhấn các phím Windows + R để mở Run, nhập lệnh “dxdiag” vào Run và nhấp / nhấn vào OK để mở Công cụ chẩn đoán DirectX.

Bước 2: Trong mỗi tab Hiển thị bạn sẽ thấy tên (ví dụ: “NVIDIA GeForce GTX 1080 TI”) của GPU PC được sử dụng cho màn hình. (xem ảnh chụp màn hình bên dưới)

kiểm tra card màn hình
Hộp thoại DirectX

Cách 4: Sử dụng phần mềm GPU-Z

GPU-Z là một phần mềm giám sát và chẩn đoán nổi tiếng dành cho card đồ họa.

Nó cung cấp thông tin chi tiết về card đồ họa của bạn, bao gồm thông tin về bộ nhớ, tốc độ xung nhịp, nhiệt độ và tốc độ quạt1. Một số tính năng chính của GPU-Z bao gồm:

  • Hỗ trợ các thiết bị đồ họa NVIDIA, AMD, ATI và Intel2.
  • Hiển thị thông tin về adapter, GPU và màn hình2.
  • Hiển thị thông tin về xung nhịp mặc định, xung nhịp ép xung và xung nhịp 3D/boost (nếu có)2.
  • Báo cáo chi tiết về hệ thống bộ nhớ: kích thước bộ nhớ, loại, tốc độ, độ rộng bus2.
  • Bao gồm một bài kiểm tra tải GPU để xác minh cấu hình PCI-Express2.
    Ngoài ra, GPU-Z còn có nhiều tính năng cao cấp khác như quản lý BIOS card đồ họa, hỗ trợ dòng lệnh, tùy biến giao diện và truy cập cơ sở dữ liệu card đồ họa3

Bước 1: Tải và Cài Đặt GPU-Z

Trước tiên, bạn cần tải phần mềm GPU-Z từ trang chính thức tại đây: https://www.techpowerup.com/gpuz/ . Sau khi tải xong, tiến hành cài đặt phần mềm bằng cách chạy tập tin đã tải về và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

Bước 2: Mở Phần Mềm và Xem Thông Tin GPU

Sau khi cài đặt xong, mở GPU-Z lên. Giao diện chính của phần mềm sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về card đồ họa như tên sản phẩm, hãng sản xuất, phiên bản BIOS, cấu trúc vram, cấu hình giao tiếp và nhiều thông số khác.

Mở Phần Mềm và Xem Thông Tin GPU
Mở Phần Mềm và Xem Thông Tin GPU

Bước 3: Xem Thông Tin Chi Tiết

Để xem thông tin chi tiết hơn về card đồ họa, bạn có thể chọn các tab khác nhau trên giao diện của GPU-Z. Các tab thông tin cụ thể bao gồm:

  1. Graphics Card: Hiển thị thông tin chung về card đồ họa như tên chính xác, hãng sản xuất, phiên bản BIOS, cấu trúc vram và giao tiếp.
  2. Sensors: Hiển thị dữ liệu theo dõi thời gian thực như nhiệt độ, tốc độ quạt, tần số GPU và tần số bộ nhớ.
  3. Validation: Cho phép bạn tạo ra một số liệu dưới dạng hình ảnh hoặc văn bản để chia sẻ thông tin với cộng đồng hoặc chuyên gia.

Bước 4: Lưu Thông Tin

Nếu bạn muốn lưu lại thông tin về card đồ họa, bạn có thể chọn nút “Save” để lưu thông tin hiện tại thành một tập tin văn bản. Điều này có thể hữu ích khi bạn cần chia sẻ thông tin với người khác hoặc lưu trữ cho mục đích tham khảo sau này.

Bước 5: Cập Nhật Phần Mềm

Để đảm bảo rằng bạn luôn có phiên bản mới nhất của GPU-Z, hãy kiểm tra và cập nhật phần mềm định kỳ. Nó sẽ giúp bạn trải nghiệm tốt hơn và có được các tính năng mới nhất.

Sử dụng GPU-Z sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về card đồ họa của máy tính và giúp bạn kiểm tra hiệu suất của nó. Hãy thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng máy tính của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả.

So Sánh Card Màn Hình Rời và Onboard

Việc hiểu và nắm được thông tin về sự khác nhau giữa 2 loại card màn hình rời và onboard sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định nên mua loại nào dựa theo nhu cầu sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp bạn mua màn hình máy tính cũ hoặc mua lại một chiếc máy tính đã qua sử dụng. Chothuelaptop.com.vn đã làm một bảng so sánh để bạn dễ hình dung hơn:

Ưu điểm Nhược điểm
Card onboard – Xảy ra lỗi ít trong quá trình vận hành bởi được thiết kế ưu việt cho Mainboard dựa vào Chipset
– Hiếm khi phần cứng bị xung đột
– Quá trình vận hành ổn định mượt mà
– Giá thành rẻ hơn Card đồ họa rời
– Do hoạt động chung với bộ nhớ Ram nên mức hao tổn sẽ lớn hơn card đồ họa rời.
– Nếu quá trình sử dụng Ram quá nóng sẽ khiến cho máy tính bị đơ và treo.
– Các ứng dụng nặng có khả năng xử lý đồ họa cao gần như khó có thể hoạt động được và sẽ khiến cho máy bị treo và đơ.
Card rời – Được xử dụng GPU với bộ nhớ riêng VRAM, không tích hợp với CPU nên sẽ không cần đến bộ nhớ RAM. Giúp hiệu năng hoạt động máy không bị ảnh hưởng.
– Card đồ họa rời hỗ trợ rất tốt trong các ứng dụng có yêu cầu xử lý đồ họa cao, và hỗ trợ các game tốt.
– Độc lập với các khe cắm riêng.
– Giá thành cao hơn card onboard
– Hệ thống tản nhiệt không tốt nên sẽ dẫn đến hiện tượng nóng máy khi sử dụng.
– Để giảm nhiệt card phải tự động điều chỉnh tần suất hoạt động do đó hiệu do đó ảnh hưởng đến hiệu suất động giảm.

Bài viết trên mình vừa chia sẻ đến các bạn cách xem card màn hình máy tính mạnh hay yếu như thế nào cũng như so sánh sự khác nhau cở bản giữa card onboard và card màn hình rời. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn bổ sung cho minh một số kiến thức cách xem card đồ họa về sử dụng máy tính nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chothuelaptop.com.vn

Địa chỉ: 232 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0914857199

Email: duyen.lengoc@ictsaigon.vn

Website: https://chothuelaptop.com.vn/

Facebook : https://www.facebook.com/chothuethietbicntt/

Tổng hợp: chothuelaptop.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat zalo
Facebook Messenger